Hướng tới Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) nhiệm kỳ VII (2022-2027), HUBA đã xây dựng những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tại TP.HCM. Kính mời quý doanh nhân, doanh nghiệp tham gia góp ý tại đây.
Dưới đây là 2 giải pháp chủ chốt nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp (DN) tại TP.HCM trong nhiệm kỳ tới:
I. VAI TRÒ CẦU NỐI – PHẢN BIỆN VÀ THAM VẤN CHÍNH SÁCH
Tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được trong nhiệm kỳ VI, duy trì và tăng cường hơn nữa vai trò cầu nối – phản biện và tham vấn chính sách nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho DN.
1.Vai trò cầu nối:
1.1. Hoạt động bám sát nội dung Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XI của Thành phố;
1.2. Tăng cường công tác giám sát các thủ tục hành chính liên quan đến các lĩnh vực (của các hội ngành nghề), liên quan đến địa phương (nơi Hiệp hội/Hội DN trú đóng);
1.3. Khảo sát tình hình hoạt động của các DN nhỏ và vừa, đề xuất biện pháp hỗ trợ kịp thời để ngăn chặn tình trạng giải thể, phá sản quá nhiều;
1.4. Khảo sát cảm nhận của DN đối với các cơ quan quản lý nhà nước của Thành phố nhằm giúp tăng chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI);
1.5. Thường xuyên nắm bắt tình hình khó khăn của DN (qua hệ thống các phương tiện thông tin của Hiệp hội và các tổ chức thành viên; định kỳ đi cơ sở ít nhất 1 tuần 2 đơn vị để nắm bắt tình hình hoạt động thực tế của DN), trên cơ sở đó kiến nghị lên các cấp chính quyền kịp thời bằng văn bản hoặc thông qua các cuộc họp với lãnh đạo chính quyền;
1.6. Truyền đạt các chủ trương, chính sách, pháp luật, các cuộc vận động lớn của chính quyền, liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
2. Vai trò phản biện chính sách:
Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động của Hiệp hội, kiến nghị với Đảng, Nhà nước những vấn đề về pháp luật, chính sách kinh tế, xã hội nhằm góp phần thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của DN.
3. Vai trò là thành viên của các Hội đồng: Tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trong vai trò là thành viên của các Hội đồng, các tổ chức quan trọng của Trung ương và Thành phố;
4. Vai trò thông tin: Tăng cường và sử dụng có hiệu quả hệ thống thông tin, hoạt động thông tin đa chiều của Tạp chí Doanh Nhân Sài Gòn, kết nối thông tin chặt chẽ với các Hội – Câu lạc bộ thành viên, các đơn vị và tổ chức trong và ngoài nước có liên quan, nhằm hiểu biết kịp thời, sát thực với hoạt động của DN.
II. HỖ TRỢ DN HỘI NHẬP:
1. Phối hợp với các cơ quan Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, Thành phố để phổ biến, hướng dẫn cho DN nắm bắt các hiệp định thương mại Việt Nam đã và sẽ ký kết, bao gồm:
1.1. Thông tin các chính sách về hội nhập quốc tế cho các DN thành phố;
1.2. Thông tin, thảo luận các vấn đề liên quan đến các Hiệp định Thương mại tự do, các quy định quốc tế về hàng hóa XNK, về cạnh tranh, về chống bán phá giá;
1.3. Thông tin về các rào cản kỹ thuật trong thương mại, chất lượng hàng hóa hợp chuẩn, phương pháp khai xuất xứ hàng hóa, thủ tục hải quan, thuế ưu đãi cho DN xuất khẩu, hoạt động tuân thủ các cam kết, thông lệ quốc tế;
1.4. Tổ chức các đoàn nghiên cứu thị trường nước ngoài. Tiếp các đoàn DN nước ngoài đến Việt Nam để tạo cơ hội giao thương, tiếp cận thị trường trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
2. Hỗ trợ các hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN:
Khai thác thế mạnh của các tổ chức thành viên HUBA để phục vụ cho DN.
2.1. Chương trình đào tạo nguồn nhân lực:
2.1.1. Kết hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu, các sở, ban ngành Thành phố triển khai các chương trình hội thảo – hội nghị liên quan đến việc thực thi các chính sách, nghị quyết, các dự thảo Luật, về vốn, về các quỹ hỗ trợ, về thị trường (chỉ tiêu: 1 tháng 1 lần hoặc tùy thuộc vào yêu cầu phát sinh thực tế): giao Ban Đào tạo tổ chức thực hiện:
2.1.2. Viện Nghiên cứu Khoa học Lãnh đạo và Quản trị Doanh nghiệp HUBA tổ chức các khóa đào tạo ngắn và dài hạn liên quan đến kỹ năng quản trị DN, về thương hiệu, CEO theo kế hoạch đã đăng ký hằng năm với Hiệp hội; thực hiện đúng và đủ các chương trình đào tạo đội ngũ doanh nhân theo kế hoạch đăng ký hằng năm với Thành phố.
Chỉ tiêu: bình quân mỗi năm đào tạo từ 4.000 – 5.000 lượt người học; phối hợp liên kết với các trường để tổ chức thực hiện.
2.2. Chương trình hỗ trợ pháp lý cho DN: tư vấn và cung cấp văn bản pháp luật định kỳ, miễn phí cho hội viên
2.2.1. Tiếp tục thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho DN.
– Hỗ trợ tư vấn và cung cấp văn bản pháp luật định kỳ, miễn phí cho hội viên;
– Triển khai các hoạt động tư vấn cho DN có yêu cầu, thông qua đó, hiểu được nguyện vọng của DN để tham mưu cho Thường trực Hiệp hội, tổ chức góp ý và tham gia đóng góp về các dự thảo Luật, Pháp lệnh, Nghị định có liên quan đến hoạt động của Hội và của DN.
2.2.2. Tổ chức các chương trình hỗ trợ pháp lý cho DN: tổ chức các buổi tập huấn, phổ biến văn bản pháp luật, chủ trương của Trung ương và địa phương tùy thuộc vào tình hình thực tế, trung bình 1 tháng 1 hội nghị.
2.3. Hỗ trợ DN tiếp cận các nguồn vốn vay, các quỹ hỗ trợ, chương trình kích cầu của Thành phố:
2.3.1. Kết nối chặt chẽ với các quỹ: Quỹ Phát triển DN nhỏ và vừa, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia và các quỹ khác của khu vực tư nhân, với HFIC, với Sở Khoa học Công nghệ để tư vấn cho DN tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi;
2.3.2. Tăng cường hoạt động kết nối giữa ngân hàng và DN trong việc huy động vốn hỗ trợ DN tiếp cận công nghệ.
2.4. Chương trình xúc tiến thương mại:
2.4.1. Hỗ trợ, kết nối cho DN kinh doanh bằng hình thức thương mại điện tử;
2.4.2. Kết nối các chương trình hợp tác, tiếp đón các đoàn DN, các tổ chức trong và ngoài nước, tham gia các cuộc họp có liên quan đến yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, tiếp tục hỗ trợ DN mở rộng thị trường xuất khẩu, giao lưu hợp tác xúc tiến đầu tư – thương mại, thông qua tổ chức các đoàn DN khảo sát thị trường, xúc tiến thương mại: giao Ban Đối ngoại tổ chức triển khai;
2.4.3. Giao Ban Xúc tiến Thương mại – Đầu tư và Trung tâm DV Hỗ trợ DN Nhỏ và Vừa thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại theo chương trình kế hoạch đã đăng ký hằng năm với UBND và Sở Công Thương TP.HCM, tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, giúp DN đẩy mạnh xuất khẩu, thâm nhập thị trường nước ngoài đi đôi với củng cố, phát triển thị trường trong nước, tạo mối quan hệ hợp tác với các cơ quan đại diện thương mại, ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài để giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của doanh nhân khi hoạt động kinh doanh ở nước ngoài;
2.4.4. Định kỳ hằng năm tổ chức hội chợ “Tôn vinh Hàng Việt” với quy mô cấp Thành phố; hội chợ “Nông sản Xuất khẩu”, hội chợ “Thương mại Mùa đông”, hội chợ “Hàng Việt về Khu dân cư”;
2.4.5. Tổ chức các chương trình kết nối giữa nhà sản xuất và nhà phân phối, liên kết tiêu thụ hàng Việt giữa hội viên với các nhà Phân phối; gắn kết các nhà phân phối, các nhà bán lẻ trong nước để giữ vững thị trường cho hàng Việt.
2.4.6. Kết nối với các hiệp hội DN các tỉnh, thành để ráp nối các chương trình tiêu thụ hàng hóa giữa DN TP.HCM và DN các tỉnh, thành.
2.5. Chương trình thông tin:
2.5.1. Tiếp tục phối hợp với Tạp chí Doanh Nhân Sài Gòn và trang Web của Hiệp hội kịp thời thông tin những vấn đề kinh tế xã hội nóng của đất nước, TP.HCM và thế giới; giúp DN, doanh nhân có định hướng sản xuất – kinh doanh phù hợp với tình hình chung; kết nối các hội viên một cách chuyên nghiệp, khoa học; tuyên truyền các chủ trương, các cuộc vận động lớn của Đảng và Nhà Nước; đưa tin các chương trình của Hiệp hội.
2.5.2. Tập trung đưa tin kịp thời hỗ trợ DN hội nhập, có sự chuẩn bị trước các “hàng rào” kỹ thuật, thông tin việc mua bán – sáp nhập…;
2.5.3. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về hoạt động của các DN, doanh nhân tiêu biểu, tạo hình ảnh tốt về doanh nhân cũng như hàng hóa, dịch vụ do DN TP.HCM sản xuất;
2.5.4. Phối hợp với các đơn vị, các tổ chức như VCCI, ITPC, Trung tâm WTO, HFIC….cung cấp cho DN các thông tin phân tích, nghiên cứu, dự báo thị trường, thông tin về hội nhập, hoạt động xúc tiến thương mại, về các nguồn vốn vay hỗ trợ DN… ;
2.5.5. Duy trì và tăng cường việc gửi bản tin Hiệp hội hằng tuần đến 10.000 địa chỉ email, mỗi năm tăng thêm 10% địa chỉ email.
2.6. Chương trình liên kết :
2.6.1. Liên kết với các sở, ngành Thành phố để phục vụ các yêu cầu của DN trong việc hỗ trợ sản xuất kinh doanh, đầu tư xúc tiến thương mại ;
2.6.2. Định kỳ tổ chức chương trình giao lưu liên quận giữa các Hội DN quận – huyện trên địa bàn Thành phố để đẩy mạnh việc kết nối;
2.6.3. Tăng cường công tác kết nối giữa các DN hội viên và các nhà phân phối trong và ngoài nước nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ và bảo vệ thương hiệu hàng Việt… ;
2.6.4. Duy trì và mở rộng hợp tác với Hiệp hội DN các tỉnh, thành; kết nối để có chương trình tiêu thụ hàng hóa giữa DN TP.HCM và DN các tỉnh, thành.
2.6.5. Tạo mối quan hệ hợp tác với các cơ quan đại diện thương mại, ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài để giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của doanh nhân khi hoạt động kinh doanh ở nước ngoài;
2.6.6. Duy trì và mở rộng hợp tác với các tổ chức, các đơn vị để tăng cường các hoạt động hỗ trợ hội viên như: VCCI, ITPC, Trung tâm WTO, HFIC, TUV, CEO Link, các trường đại học, các tổ chức đào tạo trong và ngoài nước…;
2.6.7. Liên kết các Hiệp hội DN các nước tại TP.HCM.
2.7. Chuỗi chương trình hoạt động chào mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam:
– Tổ chức tốt chuỗi chương trình hoạt động chào mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 hằng năm:
– Bình chọn danh hiệu “Doanh nhân, DN TP.HCM tiêu biểu” (theo năm tổ chức) và tổ chức lễ tôn vinh vào Ngày Doanh nhân Việt Nam;
– Bình chọn danh hiệu “Sản phẩm dịch vụ tiêu biểu TP.HCM ” (theo năm tổ chức) và tổ chức lễ tôn vinh vào Ngày Doanh nhân Việt Nam;
– Các chương trình hội thảo – hội nghị xúc tiến đầu tư;
– Hội chợ “Tôn vinh hàng Việt”;
– Tổ chức các hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ tạo sân chơi và môi trường giao lưu cho các doanh nhân;
Thông tin góp ý vui lòng gửi về qua email:
Ông Nguyễn Hồ Thiện Nhân – Phó Tổng Thư ký HUBA: [email protected]
Nguồn: Doanhnhansaigon.vn